Sân bay Quốc tế Long Thành "chắp cánh" cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
PREMIER PROPERTY - CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PREMIER PROPERTY

Tin tức

09 04-2024

SÂN BAY LONG THÀNH "CHẮP CÁNH" CHO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

Sân bay Long Thành

SÂN BAY LONG THÀNH "CHẮP CÁNH" CHO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Cảng hàng không Quốc tế Long Thành là dự án nằm trong top 16 sân bay được mong chờ nhất thế giới. Đây là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia; có tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, mang ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn hàng không dân dụng quốc tế cấp 4F, hướng đến trở thành trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới".

SÂN BAY LONG THÀNH THUỘC TOP 16 SÂN BAY ĐƯỢC MONG CHỜ NHẤT THẾ GIỚI

Theo kế hoạch, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành được thiết kế đạt cấp 4F theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Đây là một trong những cảng hàng không quan trọng nhất của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

Cảng hàng không Quốc tế Long Thành

Trong Giai đoạn 1, công suất phục vụ của sân bay đạt 25 triệu khách; sau đó sẽ mở rộng lên 50 triệu khách trong Giai đoạn 2 và sau năm 2030 là 100 triệu khách trong Giai đoạn 3. Theo định hướng quy hoạch, sân bay Long Thành sẽ trở thành một trong những hub - trung tâm kết nối hàng không hàng đầu không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà còn trên toàn thế giới; cạnh tranh mạnh mẽ với các sân bay quốc tế như Changi ở Singapore, Suvarnabhumi ở Thái Lan...

Do đó, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được quy hoạch với quy mô lớn nhất cả nước, tận dụng vị trí chiến lược trung tâm của khu vực Đông Nam Á; tạo điều kiện thuận lợi cho các tuyến bay theo hướng Đông - Tây, Bắc - Nam. Điều này sẽ giúp hành khách chuyển tiếp dễ dàng, tiếp cận các khu vực như châu Âu, Nam Á, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Trung Đông và châu Đại Dương. Hơn nữa, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành cũng sẽ là lựa chọn thuận lợi cho các hãng hàng không và liên minh hàng không; hỗ trợ cho việc xây dựng lịch trình bay nối chuyến hiệu quả cho hành khách và hàng hóa.

TÍNH CẤP BÁCH CỦA XÂY DỰNG SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

Dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu tăng cao của vận tải, đặc biệt tại khu vực trọng điểm phía Nam.

Hiện Tân Sơn Nhất đóng vai trò là cảng hàng không quan trọng và lớn nhất cả nước; phục vụ TP.HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như nhiều đường bay quốc tế.

Tuy nhiên trong nhiều năm, Tân Sơn Nhất đã và đang khai thác sản lượng vận chuyển vượt quá công suất thiết kế; dẫn đến tình trạng quá tải cả ở trên không và dưới mặt đất. Theo ghi nhận, trước thời điểm đại dịch, sân bay Tân Sơn Nhất đã vận chuyển hơn 41 triệu hành khách mỗi năm; vượt quá công suất thiết kế là 28 triệu hành khách.

Tính cấp bách xây dựng sân bay Long Thành

Do đó, khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ thay thế vai trò và vị trí của Tân Sơn Nhất đối với hoạt động bay quốc tế trong mạng lưới sân bay của cả nước. Điều này có nghĩa Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ chủ yếu khai thác các chuyến bay quốc tế; trong khi Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu tập trung vào các chuyến bay nội địa.

Sân bay Long Thành sẽ mở ra không gian phát triển mới cho vùng kết nối, thúc đẩy liên kết khu vực

Thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ

Kế hoạch phát triển đường kết nối cho Cảng hàng không Quốc tế Long Thành bao gồm ba tuyến đường bộ và hai tuyến đường sắt nhẹ. Trong đó, có đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến đường sắt nhẹ từ Thủ Thiêm đến sân bay Long Thành; các tuyến cao tốc như Bến Lức - Long Thành, Phan Thiết - Dầu Giây, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Việc mở rộng tuyến Cao tốc TP.HCM - Long Thành đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Cảng hàng không Quốc tế Long Thành vào hoạt động một cách hiệu quả.

Sân bay Long Thành thúc đẩy giao thông

Sự hình thành của những tuyến đường này cùng với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ mở ra một không gian phát triển mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nên cơ cấu kinh tế mới tập trung vào dịch vụ sản xuất. Điều này sẽ tạo ra một sức cạnh tranh mới cho vùng Đông Nam bộ và cả quốc gia.

Tạo động lực phát triển kinh tế của toàn khu vực

Một cảng hàng không quy mô lớn như Long Thành không chỉ hỗ trợ sự phát triển của ngành hàng không mà còn mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và quốc gia.

Sân bay Long Thành thu hút FDI

Theo đó, Sân bay Long Thành sẽ thu hút đầu tư FDI, thúc đẩy du lịch khu vực và trở thành cửa ngõ quan trọng cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và ngược lại. Tệp khách du lịch này sẽ mang lại nguồn thu cho các hoạt động thương mại, dịch vụ, đồng thời nâng cao uy tín của Việt Nam trên khu vực và toàn cầu. Hơn nữa, việc hoạt động của dự án sẽ giảm chi phí xã hội và chi phí cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường hàng không.

SIÊU SÂN BAY LONG THÀNH MỞ CỬA CHO THÀNH PHỐ SÂN BAY PHÁT TRIỂN

Điều đặc biệt không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển ngành hàng không, "siêu sân bay" Long Thành trong tương lai còn được kỳ vọng sẽ mở ra một không gian phát triển mới, tạo ra một "hệ kinh tế sân bay" cho khu vực. Điều này bao gồm việc phát triển các khu đô thị sân bay, các khu vực dịch vụ thương mại và giải trí, các ngành logistics cùng các khu vực kho bãi và công nghiệp phụ trợ.

Siêu sân bay Long Thành

Trên thực tế, các sân bay quốc tế lớn trên thế giới đều được quy hoạch theo mô hình thành phố sân bay nhằm tạo ra hệ sinh thái đồng bộ với khu vực.

Sân bay Quốc tế Long Thành với diện tích hơn 5.000 ha cũng được quy hoạch theo mô hình này. Trong đó, Khu vực 1 nằm trong bán kính 5 - 10 km dành cho các chức năng hỗ trợ như các kho trung chuyển và dịch vụ logistics. Lợi ích kinh tế từ sân bay sẽ được khai thác mạnh mẽ bởi vùng huyện Long Thành hiện đã có 5 khu công nghiệp, cùng hàng chục khu công nghiệp lân cận thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Từ đó có thể tin rằng, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ tạo ra một không gian phát triển mới cho vùng, thúc đẩy tăng trưởng đẩy mạnh cơ cấu kinh tế mới; chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ. Điều này sẽ tạo ra một sức cạnh tranh mới và nâng cao khả năng cạnh tranh cho cả vùng Đông Nam bộ và các khu vực lân cận.

Nguồn: Tổng hợp